Hướng dẫn sử dụng Atlat Địa lý một cách hiệu quả

Khi luyện thi đại học môn Địa lý cũng như khi giải quyết các bài thi của môn này, kỹ năng sử dụng bản đồ và Atlat rất quan trọng để có thể hiểu, giải thích các sự vật, hiện tượng hiệu quả. Vì vậy mà kỹ năng sử dụng Atlat cần phải được rèn luyện một cách khoa học và nhuần nhuyễn, nhất là khi các bạn đang học lớp 12 và luyện thi đại học khối C.

Mục Lục:

Những điểm cần lưu ý khi dùng Atlat địa lý Việt Nam

– Phải hiểu và nắm rõ nội dung, cấu trúc của Atlat bao gồm: Vị trí địa lý và sự phân chia theo hành chính, địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế và xã hội.

– Phải nắm vững nội dung trong từng trang Atlat: Nội dung chính và phụ, chú giải ở từng trang và toàn bộ Atlat.

– Hiểu và nắm rõ hệ thống ký hiệu, ước hiệu trên bản đồ.

– Xác định tên và vị trí các đối tượng địa lý có trong bản đồ.

– Xác định các yếu tố vị trí, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, phương hướng, kích thước, hình thái…của các dối tượng địa lý.

– Mô tả được đặc điểm các đối tượng có trên bản đồ.

– Xác định các liên hệ không gian, tương hỗ và nhân quả trên bản đồ.

– Mô tả khái quát, tổng hợp được một khu vực, bộ phận lãnh thổ như các yếu tố địa lý, địa hình, đất đai, động thực vật, dân cư, kinh tế…

Hướng Dẫn Sử Dụng Atlat Địa Lý Việt Nam Hiệu Quả

Hướng Dẫn Sử Dụng Atlat Địa Lý Việt Nam Hiệu Quả

Hướng dẫn sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam

– Các bạn có thể coi Atlat là một cuốn sách giáo khoa bằng hình ảnh của địa lý Việt Nam thông qua bản đồ, như vậy nó sẽ có mối liên hệ chặt chẽ với kiến thức sách giáo khoa.

– Với mỗi câu hỏi, chúng ta cần xác định được trang thích hợp để giúp giải quyết.

– Trang đầu trong Atlat Địa lý Việt Nam: trang này rất quan trọng, vì vậy các bạn phải hiểu được ý nghĩ, cấu trúc, các ký hiệu chung trong cuốn Atlat.

– Các trang bản đồ:

  • Chúng ta phải xác định được vị trí địa lý, giới hạn vùng lãnh thổ, kinh tế, đặc điểm của các dối tượng địa lý như yếu tố đất đai, khí hậu, nước, khoáng sản, dân cư, dân tộc…
  • Sự phân bố của các đối tượng địa lý: địa hình, đất đai, động thực vật, khoáng sản, dân cư, giao thông, các trung tâm công nghiệp, đô thị…
  • Diễn giải được hiện trạng cũng như tiềm năng phát triển của tùng ngành, lãnh thổ. Phân tích được mối liên hệ giữa các ngành và các lãnh thổ kinh tế với nhau.
  • So sánh được các vùng kinh tế với nhau.
  • Tổng hợp được các đặc điểm của từng vùng kinh tế.

– Sẽ thường xuyên xảy ra việc kết hợp nhiều trang lại với nhau mới có thể trình bày được một vùng lãnh thổ địa lý cụ thể. Ví dụ như chúng ta sẽ phải sử dụng kết hợp trang bản đồ hành chính, hình thể, các miền địa lý tự nhiên, địa chất, khoáng sản, đất đai, khí hậu, động thực vật…để tạo ra được báo cáo đánh giá ddieuf kiện tự nhiên cho việc phát triển kinh tế của tỉnh, địa phương hoặc cùng lãnh thổ.

– Chúng ta cần vận dụng kiến thức địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội của bản thân vào việc đọc và hiểu các trang Atlat.

– Việc phân tích các lát cắt, biểu đồ, số liệu…giúp chúng ta bổ sung nội dung cũng như làm rõ các bản đồ trong Atlat.

Vừa rồi là những chia sẽ các kỹ năng và kiến thức cần có cũng như quy trình sử dụng hiệu quả Atlat địa lý Việt Nam giúp các bạn đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình học tập và luyện thi đại học môn địa lý. Thân chúc các bạn học tốt môn địa lý, có kết quả cao trong các bài kiểm tra và thi.

Cộng tác viên

Tham khảo từ Nguyễn Hữu Bằng

Giáo viên trường THPT Đoàn Thị Điểm (Hà Nội)

4.7/5 - (3 bình chọn)

Notice: Undefined variable: pid in /home/ltnth.edu.vn/public_html/wp-content/themes/ltdh-nguyen-thuong-hien/partials/content-post-body.php on line 35
4.7/5 - (3 bình chọn)

Notice: Undefined variable: current_cat_name in /home/ltnth.edu.vn/public_html/wp-content/themes/ltdh-nguyen-thuong-hien/footer.php on line 116